CÔNG NGHỆ LONG AN

CÔNG NGHỆ LONG AN

CÔNG NGHỆ LONG AN

0888300345
Intel chính thức ra mắt Comet Lake-S: Core i9 10 nhân, i5 và i3 mở siêu phân luồng, giá cạnh tranh

Và như vậy là Intel cũng đã kịp ra mắt những vi xử lý thế hệ 10 (Comet Lake-S) dành cho desktop. Không khác so với những thông tin rò rỉ trước đó, Intel đã mở siêu phân luồng cho tất cả các phiên bản Core i từ i3 đến i9 cùng với giá bán khá hấp dẫn để có thể cạnh tranh tốt hơn với đối thủ AMD.

Trong phiên họp từ xa rạng sáng nay, Intel đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị về thế hệ vi xử lý này. Vẫn trên tiến trình 14nm++, Intel đã đưa xung nhịp của những con vi xử lý này lên một giới hạn mới và hãng vẫn nhấn mạnh rằng xung nhịp mới là thứ cần quan tâm khi mà phần lớn game và hầu hết các ứng dụng hiện nay đều được hưởng lợi từ xung cao. Xung cao cho fps cao hơn khi chơi game và là yếu tố cốt lõi để có được độ trễ thấp hơn từ đó tăng trải nghiệm sử dụng.

Tin hơi vui là Intel đã giảm giá đáng kể các phiên bản CPU dòng Comet Lake-S nhưng tin không vui là toàn bộ các vi xử lý mới này sử dụng socket LGA 1200 thế nên không thể tương thích ngược với socket 1151, đồng nghĩa là anh em phải mua bo mạch mới dùng chipset 400 series thay vì dùng lại với các bo Z390, B360/365 …

 

Core i9 lên 10 nhân, xung đến 5,3 GHz - Core i7 mở siêu phân luồng, giá từ $298


Ở phân khúc cao cấp vẫn là Core i9, flagship Core i9-10900K nay đã có 10 nhân 20 luồng với mức giá dưới 500 USD. Cùng với biến thể Core i9-10900KF với GPU tích hợp được tắt đi thì đây là 2 phiên bản duy nhất trong đợt này đạt mức xung 5,3 GHz đơn nhân và Intel cam kết có thể đạt 4,9 GHz toàn nhân với điều kiện tản nhiệt tốt - công nghệ Thermal Velocity Boost sẽ tự động kích hoạt để đưa toàn nhân lên mức xung này mà không phải thêm điện áp như khi OC. Anh em lưu ý nhé, riêng với Core i9 thì bên cạnh Turbo Boost 2.0, Turbo Boost Max 3.0 thì chúng ta sẽ có Thermal Velocity Boost, Intel cũng đưa ra con số cụ thể để chúng ta hình dung.

Tuy nhiên, để đạt được xung cao thì TDP của Core i9-10900K/KF cũng được đẩy lên 125 W thay vì 95 W như Core i9-9900K/KF nhưng vẫn thấp hơn mức 127 W của con Core i9-9900KS trong khi số nhân thì đã nhiều hơn và xung cũng cao hơn. Vậy nên đây mình cho rằng Intel đã tận dụng tối đa tiến trình 14nm và đưa những con Comet Lake-S lên cực hạn của tiến trình này.

Các phiên bản còn lại gồm Core i9-10900/10900F và phiên bản tiết kiệm điện Core i9-10900T. 2 phiên bản Core i9-1900/10900F vẫn có 10 nhân 20 luồng, xung tối đa 5,2 GHz và đa nhân 4.6 GHz với TDP chỉ 65 W. Lần này thì biến thể Core i9-10900F đã xuất hiện và nó chỉ đơn thuần là một giải pháp rẻ hơn đôi chút của Core i9-10900 khi không có iGPU.

Core i7 cuối cùng đã được mở siêu phân luồng do đó nó sẽ tương tự Core i9 thế hệ Coffee Lake-S với 8 nhân 16 luồng cho mọi phiên bản, 2 phiên bản unlocked gồm K và KF với TDP 125 W, xung Turbo Boost Max 3.0 đạt 5,1 GHz đơn nhân và 4,7 GHz toàn nhân. Core i7-10700/10700F cũng 8 nhân 16 luồng, xung ốti đa 4,8 GHz với TDP 65 W. Phiên bản dòng T có TDP 35 W với mức xung tối đa 4,5 GHz. Với tầm giá dưới $400, cao nhất $375 cho bản Core i7-10700K và $298 cho bản Core i7-10700F thì đây có lẽ là mức giá tốt nhất mà Intel có thể cung cấp cho một con vi xử lý 8 nhân 16 luồng từ trước đến nay, ở Việt Nam mình dự đoán giá sẽ dưới 10 triệu. Trong khi đó với Core i9-9900K hay KF trước đây thì anh em sẽ phải mua với giá trên 10 triệu.
 

Core i5 6 nhân 12 luồng, giá dưới $270 và Core 3 4 nhân 8 luồng, giá dưới $160


Sự thay đổi ngạc nhiên nhất nằm ở phân khúc trung cấp và giá rẻ như Core i5 và i3. Thật sự thì mình không kỳ vọng Intel sẽ mở siêu phân luồng cho i5 chứ chưa nói đến i3 nhưng chính vì áp lực từ đối thủ AMD với Ryzen 5 và Ryzen 3 thì Intel phải làm để cạnh tranh. Core i5-10600K 6 nhân 12 luồng khiến Core i5-9600K xịn nhất trong dòng Core i5 năm ngoái trở thành trò hề. Mức xung Turbo Boost 2.0 của Core i5-10600K đã đạt 4,8 GHz đơn nhân, 4,5 GHz đa nhân và chưa kể là có thể OC lên cao hơn.

 

 

Core i5-9400F "quốc dân" được thay bằng Core i5-10400F với 6 nhân 12 luồng và giá bán tương đương phiên bản cũ. Đây sẽ là con Core i5 đáng mua nhất từ xưa đến nay của Intel nếu xét về thông số và giá. Tuy nhiên, nó sẽ còn giá trị hơn nữa nếu như Intel hỗ trợ dòng Comet Lake-S với bo mạch cũ. Vậy nên Core i5-10400F chỉ có lợi cho những ai ráp dàn mới với CPU mới + bo mới nhưng chúng ta cần phải đợi chipset B400, trước mắt chỉ có những chiếc bo Z490 được tung ra như thường lệ.

 

Core i3 4 nhân 8 luồng trên tất cả các phiên bản! Core i3-10320/10300/10100 nó như hiện thân của Core i7 4 nhân 8 luồng flagship đời Kaby Lake-S cách đây 3 năm nhưng với mức giá chỉ tầm $154 đổ lại. Với TDP 65 W, xung của những con Core i3 này đạt trên 4 GHz đa nhân, bản Core i3-10320 đã đạt 4,6 GHz. Tuy nhiên, vẫn chưa có phiên bản unlocked, nếu Intel tung ra một con Core i3-10350KF thì chắc chắn nó sẽ thú vị hơn nhiều bởi TDP 65 W và chỉ 4 nhân không khó để đưa nó lên mức xung trên 5 GHz, thỏa mãn sở thích OC của nhiều anh em. Mình nghĩ trong thời gian tới rất có khả năng Intel sẽ tung phiên bản unlocked bởi Ryzen 3 3300X rất đáng gờm. Giá rẻ nhất cho Core i3 Comet Lake-S là $122 cho phiên bản Core i3-10100.

 

 

 

 

Ở phân khúc giá rẻ thì dòng Pentium và Celeron cũng được làm mới với xung nhịp cao hơn, số nhân thì vẫn vậy và TDP là 58 W, tăng 4 W so với thế hệ trước trên các phiên bản tiêu chuẩn và dòng T tiết kiệm điện là 35 W.

 


 

Những điểm mới:

 

 

Đầu tiên là cái Thermal Velocity Boost trên dòng Core i9, tạm gọi là cơ chế tăng xung theo ngưỡng nhiệt. Khi nào CPU đạt được mức xung 5,3 GHz đơn nhân? Đó là khi mà một nhân nào đó trên CPU đang xử lý đầy tải ở mức xung Turbo Boost nhưng nó vẫn "mát" (dưới ngưỡng nhiệt 70 độ C) thì nó sẽ tự động đẩy lên mức xung cao hơn bởi trần nhiệt vẫn còn dài. Tương tự với xung toàn nhân, nếu toàn nhân đang xử lý đầy tải ở xung Turbo Boost 2.0 mà vẫn dưới ngưỡng nhiệt 70 độ C thì nó sẽ tự đẩy lên mức xung Thermal Velocity Boost toàn nhân.

 


 

 

 

125 W giờ tiềm năng OC ra sao? Một giải pháp được Intel áp dụng trên dòng Comet Lake-S đó là giảm z height tức là khiến cho đế chip (die) mỏng hơn đồng thời khiến cho nắp IHS (Integrated Heat Spreader) - nắp kim loại dẫn truyền nhiệt từ die lên bề mặt và là thứ áp trực tiếp với tản nhiệt, trở nên dày hơn. Mục đích là tăng hiệu quả dẫn truyền nhiệt từ đế chip lên tản nhiệt. Intel vẫn dùng lớp STIM để dẫn truyền nhiệt từ đế chip lên nắp IHS, giải pháp vẫn là solder tức bắn dính bằng vật liệu có đặc tính dẫn nhiệt cao (như Core i9-9900K chẳng hạn thì Intel dùng một lớp vàng). Tuy nhiên, không rõ Intel áp dụng thiết kế này trên toàn bộ các phiên bản Comet Lake-S hay chỉ dùng trên các biến thể unlocked để hỗ trợ ép xung.

 


 

 

 

Về công cụ OC thì Intel vừa làm mới giao diện vừa bổ sung tính năng cho Intel XTU.

 

 

Những tính năng mới trên dòng Comet Lake-S:

 

 

Và cuối cùng là chuyện socket LGA 1200. Nhìn về bên ngoài thì nó y sì socket LGA 1151 nhưng thực tế là nó đã có thêm 49 pin, anh em lật con CPU lên sẽ thấy phần đế substrate nó vẫn còn nhiều chỗ trống và Intel chỉ đơn thuần thêm những pin mới vào khoảng trống. Số chân (pin) nhiều hơn có thể là để đáp ứng về điện năng cũng như tính năng trên Comet Lake-S. Intel không nói điều này trong phiên họp rạng sáng hôm qua, mình chỉ cùng với mọi người và hình ảnh rò rỉ phân tích thôi.

 

 

Một cái nhìn về hiệu năng của Comet Lake-S. Intel chỉ đơn thuần so sánh với thế hệ trước tức Coffee Lake Refresh và 3 yr old PC ở đây chính là Core i7-7700K. Hiệu năng thực tế ra sao thì chúng ta phải đợi có CPU chính thức.

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
1
Bạn cần hỗ trợ?
Go Top